Trace Id is missing
Bỏ qua để tới nội dung chính
Microsoft Viva

OKR (mục tiêu và kết quả chính) là gì?

OKR là khuôn khổ thiết lập mục tiêu đã được chứng minh, giúp tạo nên văn hóa điều chỉnh phù hợp, tập trung và làm việc gắn kết nhằm thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Phương pháp OKR được xác định

Chiến lược OKR thúc đẩy khả năng tập trung và điều chỉnh phù hợp, đồng thời cung cấp tính minh bạch và khả năng theo dõi dựa trên dữ liệu. OKR cho phép các nhóm chuyển đổi sự tập trung từ thông tin đầu ra sang kết quả, đảm bảo nhân viên gắn kết với các mục tiêu và chiến lược lớn hơn.

Khuôn khổ OKR bao gồm:

  • Mục tiêu: Mục tiêu chung rõ ràng, truyền cảm hứng giữa các nhóm và tổ chức.
  • Kết quả chính: Các kết quả đầy tham vọng nhưng có thể đạt được mà nhóm có thể đo dựa trên mục tiêu.
  • Sáng kiến: Tập hợp các hoạt động và hành động cốt lõi có thể thúc đẩy kết quả được xác định trong các kết quả chính.

Cách OKR giúp điều chỉnh các nhóm cho phù hợp và cải thiện hiệu suất

OKR cải thiện khả năng điều chỉnh phù hợp.

OKR giúp nhóm hiểu mức độ phù hợp của công việc hàng ngày với các mục tiêu và ưu tiên lớn hơn của tổ chức. Vì OKR nhấn mạnh tính minh bạch và khả năng theo dõi, các nhóm đã cải thiện khả năng quan sát tiến độ trong toàn tổ chức.

OKR cải thiện hiệu suất doanh nghiệp.

OKR dựa trên dữ liệu cung cấp cho các tổ chức những thông tin liên quan. Các thông tin này có thể định hướng những quyết định chiến lược trong tương lai và hành động của tổ chức. Các mục tiêu và chỉ số minh bạch, có thể thực thi cũng thúc đẩy khả năng tập trung và làm việc hiệu quả trong nhóm.

OKR cải thiện trải nghiệm nhân viên.

OKR cho phép mọi người chủ động tham gia vào các mục tiêu cá nhân và nhóm của họ, đồng thời giúp họ xem xét mức độ phù hợp của công việc trong bối cảnh mục đích lớn hơn của tổ chức. OKR cải thiện hiệu quả, quyền tự chủ và khả năng cộng tác giữa và trong nhóm, giúp mọi người ưu tiên công việc.

Ví dụ về OKR

Khám phá các ví dụ sau để tìm hiểu mức độ phù hợp của OKR với chiến lược thiết lập mục tiêu của tổ chức bạn và khám phá thêm các ví dụ trong ebook Microsoft Viva Cách OKR giúp doanh nghiệp phát triển.

  • Ví dụ về OKR cấp công ty

    Mục tiêu hàng năm: Tăng gấp đôi doanh thu hàng năm để tạo ra một công ty có lợi nhuận và bền vững.

    Kết quả chính hàng năm: Tăng thu nhập trung bình hàng năm từ 12 triệu USD lên 24 triệu USD.

    Mục tiêu hàng quý: Tăng doanh thu và tối ưu hóa quy trình bán hàng để đảm bảo công ty đạt mục tiêu gấp đôi doanh thu hàng năm.

    Kết quả chính hàng quý: Tăng doanh số sản phẩm mới từ 12 triệu USD lên 15 triệu USD trong quý một.

    Sáng kiến chính: Phát triển tài liệu hỗ trợ bán hàng mới.

  • Ví dụ về OKR trong hoạt động doanh nghiệp

    Mục tiêu: Cung cấp hoạt động doanh thu hiệu quả nhất để hỗ trợ các nhóm GTM.

    Kết quả chính 1: Tăng tốc độ quy trình bán hàng từ 30.000 USD lên 45.000 USD.

    Kết quả chính 2: Tăng dữ liệu khách hàng và người dùng hợp nhất giữa Marketo và Salesforce từ 80% lên 90%.

    Kết quả chính 3: Giảm số giờ làm việc thủ công hàng tuần từ 3 giờ xuống 1 giờ bằng cách cải thiện quy trình quản lý gói đăng ký.

  • Ví dụ về OKR cho sản phẩm và kỹ thuật

    Mục tiêu: Cho chạy phiên bản 2.0 của sản phẩm để sửa lỗi, tinh chỉnh giao diện người dùng và thúc đẩy tương tác của người dùng.

    Kết quả chính 1: Giảm số lượng phiếu hỗ trợ từ 120 phiếu/tháng xuống 30 phiếu/tháng.

    Kết quả chính 2: Giảm số bước trong quy trình thanh toán từ 9 bước xuống 6 bước.

    Kết quả chính 3: Tăng thời gian người dùng hoạt động trên trang web từ 2:37/phiên lên 3:45/phiên.

    Sáng kiến 1: Thực hiện nghiên cứu về lượt bấm.

    Sáng kiến 2: Xây dựng báo cáo lỗi.

  • Ví dụ về OKR thành công của khách hàng

    Mục tiêu: Tối ưu hóa quy trình đào tạo để tăng mức độ tiếp nhận sản phẩm.

    Kết quả chính 1: Tăng số người dùng hoạt động hàng tháng trong nhóm khách hàng quan trọng từ 250.000 lên 350.000.

    Kết quả chính 2: Tăng số bài viết cơ sở kiến thức hướng khách hàng từ 25 lên 100.

    Kết quả chính 3: Tăng gấp đôi số lượng nhân viên hoạt động trong giờ làm việc từ 500 đến 1.000 người.

    Sáng kiến: Phác thảo lịch sự kiện dành cho khách hàng trong hai quý tiếp theo.

  • Ví dụ về OKR bán hàng

    Mục tiêu: Thêm 1 triệu USD lợi nhuận trung bình hàng năm thông qua doanh số bán hàng cho khách hàng mới trong năm tài chính 2022.

    Kết quả chính 1: Chốt 500.000 USD trong các giao dịch mới với doanh nghiệp.

    Kết quả chính 2: Chốt 300.000 USD trong các giao dịch mới trong thị trường tầm trung.

    Kết quả chính 3: Chốt 200.000 USD trong các giao dịch mới với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Ví dụ về OKR tiếp thị

    Mục tiêu: Cải thiện phễu tiếp thị để trở thành nhà cung cấp được yêu thích trong ngành.

    Kết quả chính 1: Thực thi 6 chiến dịch thu hút khách hàng tiềm năng được nhắm mục tiêu trong quý một.

    Kết quả chính 2: Thu hút được 950 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị mới để bán hàng trong quý một.

    Kết quả chính 3: Thúc đẩy 10 triệu USD trong quy trình tạo ra từ hoạt động tiếp thị trong quý một.

    Sáng kiến: Cập nhật tài liệu tiếp thị.

Lợi ích OKR mang lại cho doanh nghiệp

  • Khả năng tập trung và kỷ luật: Giúp mọi người ưu tiên thời gian và quản lý khối lượng công việc hiệu quả hơn.
  • Điều chỉnh phù hợp và cộng tác: Tìm những phương pháp cộng tác hiệu quả hơn nhằm đạt được mục tiêu và mục đích lớn hơn.
  • Giảm thời gian thiết lập mục tiêu: Đơn giản hóa toàn bộ quy trình thiết lập mục tiêu.
  • Truyền đạt rõ ràng hơn: Cho phép mọi người theo dõi mục tiêu của tổ chức và cách công việc của họ đóng góp vào quá trình phát triển.
  • Tăng cường sự gắn kết của nhân viên: Kết nối mọi người với nhau và hướng tới sứ mệnh lớn hơn.
  • Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình: Đảm bảo mọi người luôn chịu trách nhiệm giải trình với trách nhiệm công việc của họ, đồng thời hỗ trợ quyền tự chủ đối với công việc hàng ngày.
  • Thiết lập mục tiêu táo bạo hơn: Sử dụng mục tiêu dài hạn để thử thách mọi người và nhóm.
  • Khả năng linh hoạt và đổi mới: Cho phép nhóm chuyển đổi và thích ứng khi cần.

Đọc Gắn kết nhân viên để vươn tới những thành quả kinh doanh tuyệt vời và tìm hiểu thêm về cách giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vững mạnh với OKR.

Cách soạn thảo OKR hiệu quả

Soạn thảo OKR đáp ứng được nhu cầu và chu kỳ riêng của doanh nghiệp bạn, dù bạn đang tập trung vào các mục tiêu và ưu tiên ngắn hạn hay đang cân nhắc lâu hơn trong tương lai. Một OKR hiệu quả xác định các lĩnh vực cần cải thiện có ý nghĩa và truyền đạt rõ ràng các kết quả chính có thể đo được.

OKR hiệu quả bắt đầu bằng một mẫu đơn giản: Tôi sẽ [mục tiêu] được đo bằng [kết quả chính] thông qua [sáng kiến]. Việc cam kết với công thức cơ bản này cho phép bạn và nhóm của bạn thấy rõ mục tiêu và chỉ số đo của mình.

Phần mục tiêu của OKR là mục tiêu cụ thể mà bạn đang hướng đến để hoàn thành. Mục tiêu này có thể là mục tiêu riêng hoặc của cá nhân, dành riêng cho nhóm của bạn hoặc mở rộng trong toàn tổ chức. Mục tiêu này sẽ mang tính truyền cảm hứng và thể hiện tham vọng.

Phần kết quả chính của OKR là chỉ số bạn sẽ sử dụng để đo tiến độ hướng tới mục tiêu của mình. Kết quả chính của bạn cần có thể đo được và cụ thể, đồng thời phải có dòng thời gian hoàn thành hoặc báo cáo.

Phần sáng kiến trong OKR bao gồm các hoạt động giúp nhóm đạt được kết quả có thể đo. 

Cách xây dựng mục tiêu

Bắt đầu từ việc tự đặt ra câu hỏi cụ thể về các ưu tiên và mục tiêu của bạn. Hãy nghĩ về cách bạn xác định thành công và giải thích mục tiêu rõ ràng dựa trên những câu hỏi này. Nếu đây là một OKR cam kết, hãy nhớ duy trì mục tiêu hợp lý và có thể đạt được.

Cách giải thích các kết quả chính

Hãy cố gắng thực hiện từ 3 đến 5 kết quả chính có thể đo được cho từng mục tiêu và duy trì trách nhiệm của mọi người bằng cách đảm bảo mọi người theo dõi từng kết quả. Hãy truyền đạt càng cụ thể càng tốt để nhóm của bạn hiểu được vai trò của cá nhân họ trong việc đạt được kết quả.

Cách xác định sáng kiến

Hãy tự hỏi: Tập hợp các hoạt động và hành động cốt lõi nào có thể thúc đẩy các kết quả được xác định trong các kết quả chính? Hãy cố gắng thực hiện từ 3 đến 5 sáng kiến cho mỗi OKR, từ đó bạn có thể tư duy chiến lược về công việc đang thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu của mình.

 

 

Cách triển khai OKR

  1. Quyết định cách bạn triển khai khuôn khổ OKR. Bạn có thực hiện khuôn khổ này trong toàn tổ chức không? Bạn muốn làm việc với một nhóm cụ thể cho chương trình thử nghiệm? Hãy đảm bảo rằng bạn nhận được sự hỗ trợ từ nhóm lãnh đạo và lập kế hoạch hoạt động theo OKR ở cấp độ cá nhân, nhóm và tổ chức.
  2. Xác định dòng thời gian. Cân nhắc khoảng thời gian cần thiết hợp lý để đạt được mục tiêu. 
  3. Thảo luận khuôn khổ OKR với nhóm. Thảo luận về mức độ phù hợp của khuôn khổ OKR với mục đích, mục tiêu hoặc sứ mệnh lớn hơn của tổ chức bạn. Thu hút ý kiến phản hồi từ nhóm của bạn về các mục tiêu, trách nhiệm và nhu cầu cụ thể, đồng thời đảm bảo trả lời mọi câu hỏi.
  4. Phân công trách nhiệm cho các kết quả chính cụ thể. Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ vai trò của họ và cách họ sẽ đóng góp để đạt được mục tiêu. Mỗi kết quả chính phải có một người chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ.
  5. Cân nhắc thời điểm và cách thức xem xét tiến độ. Nếu bạn cần thực hiện điều chỉnh, bây giờ là thời điểm để thực hiện điều đó.
  6. Báo cáo kết quả. Chia sẻ kết quả cuối cùng với nhóm và lãnh đạo của bạn, đồng thời xác định các cơ hội cải thiện với OKR trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về cách triển khai OKR trong tổ chức bạn trong bài đăng blog Microsoft Viva 4 mẹo thực tế từ những người chịu trách nhiệm về OKR để thúc đẩy thành công lâu dài.

Các biện pháp tối ưu về OKR

  1. Cụ thể. Xây dựng các mục tiêu chính có thể đo được để mọi người có thể dễ dàng theo dõi và hiểu. Xác định OKR của bạn là OKR cam kết hay là OKR truyền cảm hứng.
    a. OKR cam kết: OKR cam kết là những mục tiêu có thể đạt được mà các cá nhân hoặc nhóm có thể thực hiện một cách hợp lý trong khoảng thời gian đã thiết lập. Các nhóm nhất trí với OKR cam kết rõ ràng, đơn giản đồng ý rằng họ có thể hiểu rõ toàn bộ về OKR.
    b. OKR truyền cảm hứng: OKR truyền cảm hứng là những mục tiêu dài hạn hoặc những mục tiêu thúc đẩy cá nhân và nhóm vượt qua những mục tiêu mà họ biết mình có thể đạt được. Các tổ chức triển khai OKR truyền cảm hứng hiểu rằng nhóm của họ có thể không hoàn toàn đạt được mục tiêu, có thể cần thêm thời gian để đạt được mục tiêu đó hoặc có thể cần điều chỉnh lại mục tiêu hoặc kết quả chính trong quá trình thực hiện sáng kiến. OKR truyền cảm hứng thúc đẩy các nhóm nhận ra nhiều hơn tiềm năng của họ.

  2. Thực hiện phương pháp lặp lại và kiên nhẫn. OKR có thể có tác động to lớn đến tổ chức của bạn, nhưng cũng như mọi thay đổi khác, có công mài sắt có ngày nên kim.

  3. Nhận sự hỗ trợ từ nhóm của bạn. Đảm bảo các thành viên nhóm hiểu được mục đích của khuôn khổ OKR và cảm thấy đồng lòng với đồng nghiệp và tổ chức của họ.

  4. Thu hút ý kiến phản hồi từ nhóm của bạn. Kiểm tra tiến độ quá trình trong dòng thời gian và xem những điều chỉnh bạn có thể cần thực hiện.

  5. Minh bạch. OKR hiệu quả nhất khi mọi người hiểu cách thức vận hành của OKR trong khuôn khổ tổ chức lớn hơn.

  6. Điều chỉnh mục tiêu phù hợp với mục đích và sứ mệnh bao quát của tổ chức. Nêu rõ cách OKR hoạt động trong hoặc đóng góp cho mục tiêu, sứ mệnh hoặc mục đích của tổ chức bạn.

  7. Đảm bảo tất cả các kết quả chính đều có thể đo được. Tính cụ thể sẽ giúp nhóm của bạn luôn đúng tiến độ với tầm nhìn rõ ràng về thành công.

  8. Luôn cập nhật tiến độ cho mọi người. Thường xuyên báo cáo về tiến độ thực hiện và tiến hành điều chỉnh khi cần.

Có gì khác biệt giữa OKR và KPI?

KPI (chỉ số hiệu suất then chốt) là chỉ số theo dõi mà các nhóm có thể sử dụng để đo hiệu suất so với mục tiêu, còn OKR là khuôn khổ thiết lập mục tiêu được thiết kế để điều chỉnh và thúc đẩy nhóm.

KPI có thể hữu ích khi kết hợp với OKR. OKR xem xét bối cảnh rộng hơn và thiết lập một khuôn khổ cụ thể để đạt được mục tiêu, còn KPI là chỉ số theo dõi hiệu suất trong quá trình thực hiện sáng kiến.

Ví dụ: Mục tiêu tiếp thị có thể là tăng tính nhận dạng thương hiệu, với Kết quả chính là tăng lưu lượng truy nhập website từ 300.000 lên 500.000 lượt xem. Một KPI cần theo dõi có thể là website có thời gian chạy 99,5%. KPI đóng vai trò rất quan trọng nhưng bạn sẽ không thể theo dõi KPI nếu website ngừng hoạt động, còn mục tiêu thực sự – Kết quả chính – là tăng lưu lượng truy nhập.

Những lầm tưởng về OKR

OKR không phải:

  • Chỉ dành cho lãnh đạo: Việc triển khai trong toàn tổ chức là chìa khóa để tập trung và điều chỉnh chiến lược.
  • Hệ thống quản lý dự án: Các giải pháp OKR tích hợp chứ không thay thế phần mềm quản lý dự án của bạn.
  • Dùng để đo hiệu suất cá nhân: Mặc dù bạn có thể sử dụng thông tin đầu ra từ OKR làm một trong nhiều yếu tố đánh giá hiệu suất của cá nhân, nhưng OKR tập trung vào thành công của doanh nghiệp, chứ không phải thành công của cá nhân.
  • Một công cụ để quản lý tác vụ hàng ngày: OKR hướng đến việc theo dõi mục tiêu tham vọng, chứ không phải công việc hàng ngày.
  • Chỉ dành cho các công ty công nghệ cao: Các nhà lãnh đạo trong nhiều ngành và doanh nghiệp đã đạt được thành công với OKR.

Các giải pháp OKR

OKR cung cấp cho các tổ chức một cách rõ ràng, hiệu quả để theo dõi mục tiêu và đảm bảo các nhóm luôn chịu trách nhiệm giải trình theo hệ thống cấp bậc. Bắt đầu trong quy mô nhỏ cũng như xác định các mục tiêu và kết quả chính cụ thể sẽ giúp nhóm của bạn cảm thấy đồng lòng với các mục đích lớn hơn của tổ chức.

Các nhóm muốn bắt đầu với OKR nên sử dụng phần mềm dành riêng cho OKR như Microsoft Viva Goals giúp cung cấp các công cụ hỗ trợ nhóm của bạn trong suốt quá trình thực hiện. Tạo trang hỗ trợ OKR.Tạo OKR trong Viva Goals rất dễ dàng. Bạn chỉ cần sử dụng mẫu để thiết lập và theo dõi mục tiêu, kiểm tra tiến độ, cũng như đóng và chấm điểm OKR của bạn.

Khám phá thêm

Ba người đang trò chuyện.

Tìm hiểu cách OKR thúc đẩy phát triển

Khám phá 27 ví dụ về OKR cho mỗi phòng ban.

Ba người đang nhìn vào một chiếc máy tính xách tay.

Tầm quan trọng của OKR đối với nhân viên

Hãy nghe Vetri Vellore từ Microsoft chia sẻ cách OKR có thể giúp mọi người hiểu lý do sự đóng góp của họ có vai trò quan trọng.

Một người đang sử dụng Surface và bút.

Mẹo dành cho Người chịu trách nhiệm về OKR

Tải hướng dẫn đã được kiểm chứng từ Người chịu trách nhiệm về OKR trong thực tiễn.

Câu hỏi thường gặp

  • OKR là viết tắt của các mục tiêu và kết quả chính. Sáng kiến cũng là một phần quan trọng của OKR, vì các sáng kiến này thể hiện công việc chiến lược cần thực hiện để đạt được các mục tiêu và kết quả chính.

  • Phương pháp OKR là nột chiến lược thiết lập mục tiêu, xác định các mục tiêu và kết quả chính cụ thể, chuyển đổi sự tập trung từ thông tin đầu ra sang kết quả, giúp mọi người và nhóm duy trì sự gắn kết và thống nhất với các mục tiêu cũng như chiến lược lớn hơn của tổ chức.

  • Sử dụng mẫu sau đây để soạn thảo OKR rõ ràng, có thể đo được: 

    Tôi sẽ [mục tiêu] được đo bằng [kết quả chính] thông qua [sáng kiến]

  • OKR mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:

    • Tính minh bạch trong toàn bộ tổ chức.
    • Cải thiện khả năng cộng tác giữa các nhóm.
    • Tăng khả năng tập trung và hiệu quả trong công việc hàng ngày.
    • Ghi lại tiến độ hướng tới mục tiêu và dữ liệu có thể làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.
    • Trách nhiệm giải trình rõ ràng về mục tiêu và kết quả.
    • Truyền đạt rõ ràng về mức độ phù hợp của công việc hàng ngày với mục tiêu và mục đích của tổ chức.
    • Quyền tự chủ mạnh mẽ hơn trong các nhóm.
  • Phần mềm OKR giúp triển khai và theo dõi OKR dễ dàng. Các giải pháp quản lý như Viva Goals sẽ giúp điều chỉnh các nhóm phù hợp với ưu tiên chiến lược của tổ chức, thúc đẩy kết quả và phát triển doanh nghiệp.

Khám phá Microsoft Viva

Bộ sản phẩm Microsoft Viva

Kết hợp kiến thức, hoạt động học tập và thông tin chuyên sâu với bộ trải nghiệm nhân viên đầy đủ.

Viva Goals

Giải pháp quản lý OKR và thiết lập mục tiêu giúp điều chỉnh các nhóm phù hợp với các ưu tiên chiến lược của tổ chức, thúc đẩy kết quả và phát triển doanh nghiệp.

Viva Connections

Khám phá điểm đến nơi mọi người có thể tìm hiểu tin tức, tham gia các cuộc trò chuyện và kết nối với những người khác.

Viva Engage

Kết nối mọi người trong tổ chức thông qua cộng đồng nhân viên và các cuộc trò chuyện.

Viva Insights

Giúp cải thiện năng suất và thể trạng thái tốt với thông tin chuyên sâu và đề xuất dựa trên dữ liệu, được bảo vệ về quyền riêng tư.

Viva Learning

Hỗ trợ nhân viên ưu tiên quá trình trưởng thành và phát triển của bản thân.

Viva Topics

Tự động sắp xếp nội dung và chuyên môn trong toàn bộ tổ chức của bạn.

Viva Sales

Tự động thu thập dữ liệu Microsoft 365 và Microsoft Teams vào công cụ CRM để bạn có thể tập trung vào hoạt động bán hàng.

Theo dõi Microsoft 365