Cuộc tấn công DDoS là gì?
Cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) nhắm mục tiêu vào các website và máy chủ qua việc gây gián đoạn các dịch vụ mạng.
Định nghĩa về cuộc tấn công DDoS
Cuộc tấn công DDoS nhắm mục tiêu đến các trang web và máy chủ bằng cách làm gián đoạn dịch vụ mạng nhằm tìm cách làm cạn kiệt tài nguyên của ứng dụng. Thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công này sẽ gây tràn site bằng lưu lượng truy nhập lỗi, làm trang web hoạt động kém đi hoặc khiến trang web bị ngoại tuyến hoàn toàn. Những loại hình tấn công này đang gia tăng.
Những cuộc tấn công DDoS có phạm vi tiếp cận rộng, nhắm mục tiêu tới mọi loại ngành và tất cả các quy mô công ty trên toàn cầu. Một số ngành như trò chơi, thương mại điện tử và viễn thông bị nhắm mục tiêu nhiều hơn các ngành khác. Cuộc tấn công DDoS là một trong số các mối đe dọa trên mạng phổ biến nhất và chúng có thể xâm phạm tới doanh nghiệp, bảo mật trực tuyến, doanh thu và danh tiếng của bạn.
Cách thức hoạt động của cuộc tấn công DDoS
Trong cuộc tấn công DDoS, một chuỗi bot hoặc botnet sẽ gây tràn một website hoặc dịch vụ bằng các yêu cầu HTTP và lưu lượng truy nhập. Về cơ bản, trong một cuộc tấn công, nhiều máy tính sẽ tấn công một máy tính, khiến người dùng hợp pháp bị đẩy ra. Kết quả là dịch vụ có thể bị trì hoãn hay nói cách khác là bị gián đoạn trong một khoảng thời gian.
Khi bị tấn công, tin tặc có thể đột nhập vào cơ sở dữ liệu của bạn và truy nhập vào thông tin nhạy cảm. Cuộc tấn công DDoS có thể khai thác các lỗ hổng về bảo mật và nhắm mục tiêu tới bất kỳ điểm cuối nào có thể tiếp cận công khai qua internet.
Cuộc tấn công từ chối dịch vụ có thể tồn tại trong nhiều giờ, hay thậm chí là nhiều ngày. Những cuộc tấn công mạng kiểu này cũng có thể gây ra nhiều gián đoạn trong suốt cuộc tấn công. Cả thiết bị cá nhân lẫn doanh nghiệp đều dễ bị ảnh hưởng từ đó.
Các loại hình tấn công DDoS
Cuộc tấn công DDoS có một số loại. Cuộc tấn công DDoS được chia làm ba thể loại chính: cuộc tấn công băng thông, cuộc tấn công giao thức và cuộc tấn công tầng của tài nguyên.
- Cuộc tấn công băng thông sẽ dùng lưu lượng truy nhập (thứ mà ban đầu có vẻ là hợp pháp) để gây tràn lớp mạng. Loại hình tấn công này là hình thức phổ biến nhất của cuộc tấn công DDoS. Một ví dụ về cuộc tấn công băng thông là khuếch đại DNS (Máy chủ DNS), hình thức sử dụng các máy chủ DNS mở để gây tràn một mục tiêu bằng lưu lượng truy cập phản hồi DNS.
- Cuộc tấn công giao thức gây gián đoạn dịch vụ bằng cách khai thác một điểm yếu trong ngăn xếp giao thức tầng 3 và tầng 4. Một ví dụ về cách tấn công này là cuộc tấn công đồng bộ hóa (hoặc SYN), sử dụng tất cả các tài nguyên máy chủ có sẵn.
- Cuộc tấn công tầng của tài nguyên (hoặc ứng dụng) nhắm mục tiêu vào các gói ứng dụng web và gây gián đoạn hoạt động truyền dữ liệu giữa các máy chủ. Các ví dụ về loại cuộc tấn công này gồm có vi phạm giao thức HTTP, chèn SQL, viết lệnh chéo site và các cuộc tấn công tầng 7 khác.
Kẻ tấn công trên mạng có thể sử dụng một hoặc nhiều loại cuộc tấn công trước một mạng. Ví dụ: một cuộc tấn công có thể bắt đầu bằng một lớp tấn công, rồi biến đổi thành hoặc kết hợp với một mối đe dọa khác để gây hại cho hệ thống.
Thêm nữa, mỗi thể loại lại có nhiều cuộc tấn công trên mạng khác nhau. Số lượng mối đe dọa trên mạng mới đang ngày càng tăng lên và dự kiến sẽ tiếp tục leo thang bởi tội phạm mạng đang trở nên tinh vi hơn.
Nếu bạn nghi ngờ mạng của mình đang bị tấn công thì điều quan trọng là bạn phải hành động nhanh chóng – ngoài thời gian ngừng hoạt động, cuộc tấn công DDoS có thể khiến tổ chức của bạn dễ bị các tin tặc, phần mềm xấu hoặc mối đe dọa trên mạng khác tấn công.
Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS
Mặc dù không có cách nào để phát hiện được cuộc tấn công DDoS, vẫn có một vài dấu hiệu cho thấy mạng của bạn đang bị tấn công:
- Bạn thấy lưu lượng truy cập web của mình tăng đột biến, có vẻ như không đến từ đâu và xuất phát từ cùng một địa chỉ hoặc dải IP.
- Bạn thấy hiệu quả hoạt động của mạng trở nên chậm và bất thường.
- Website, cửa hàng trực tuyến hoặc dịch vụ khác của bạn ngoại tuyến hoàn toàn.
Các giải pháp phần mềm hiện đại có thể giúp bạn xác định các mối đe dọa tiềm ẩn. Dịch vụ bảo mật hoặc giám sát mạng có thể cảnh báo cho bạn về những thay đổi trong hệ thống để bạn có thể nhanh chóng ứng phó.
Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một kế hoạch hành động trước cuộc tấn công DDoS – với các vai trò và quy trình được xác định – để nhóm của bạn có thể đưa ra hành động nhanh chóng và mang tính quyết định trước các mối đe dọa này. Điều quan trọng là bạn cần nhớ rằng không phải cuộc tấn công DDoS nào cũng như nhau; bạn sẽ cần chuẩn bị các giao thức ứng phó khác nhau nhằm giảm bớt các cuộc tấn công khác nhau.
Cách ngăn chặn cuộc tấn công DDoS
Trước khi mối đe dọa trên mạng xuất hiện, bạn cần chuẩn bị sẵn quy trình cho mối đe dọa đó. Sự chuẩn bị chính là chìa khóa để nhanh chóng phát hiện và khắc phục một cuộc tấn công.
Dưới đây là các đề xuất giúp tổng hợp kế hoạch hành động:
- Phát triển chiến lược phòng chống cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhằm giúp phát hiện, ngăn chặn và giảm các cuộc tấn công DDoS.
- Xác định lỗ hổng trong bảo mật và đánh giá các mối đe dọa tiềm ẩn đối với thiết lập của bạn.
- Cập nhật mọi phần mềm hoặc công nghệ bảo vệ và đảm bảo mọi thứ hoạt động ổn định.
- Đào tạo nhập môn cho nhóm của bạn và giao cho họ các vai trò phòng trường hợp xảy ra cuộc tấn công.
Bạn cần đầu tư thêm công sức cho các sản phẩm, quy trình và dịch vụ giúp bạn bảo vệ doanh nghiệp của mình. Như vậy, khi phát hiện ra mối đe dọa, nhóm của bạn sẽ có đủ kiến thức và khả năng để đưa ra hành động ứng phó.
Phòng chống DDoS
Bảo vệ mạng của bạn trước các cuộc tấn công trong tương lai. Cách giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn:
- Định kỳ tiến hành phân tích rủi ro để nắm được những khu vực mà tổ chức của bạn cần được bảo vệ trước mối đe dọa.
- Sắp xếp một nhóm ứng phó trước cuộc tấn công DDoS với trọng tâm nhiệm vụ là xác định và giảm bớt các cuộc tấn công.
- Kết hợp các công cụ phát hiện và phòng tránh xuyên suốt các hoạt động trực tuyến, đồng thời đào tạo người dùng về những điều cần lưu ý.
- Đánh giá tính hiệu quả cho chiến lược phòng vệ của bạn – trong đó có hoạt động điều hành các buổi thực hành – và xác định bước tiếp theo.
Có nhiều hình thức phòng chống cuộc tấn công DDoS – từ các khóa học trực tuyến cho tới giám sát phần mềm, rồi tới các công cụ phát hiện mối đe dọa. Tìm hiểu cách ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại cùng sự trợ giúp của các chuyên gia bảo mật đầu ngành và đáng tin cậy từ Microsoft.
Giảm thiểu nguy cơ gặp cuộc tấn công DDoS
Thông qua việc bảo mật các đám mây và nền tảng, công cụ bảo mật tích hợp, cùng chức năng ứng phó nhanh, Microsoft Security giúp bạn ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS trong khắp tổ chức của bạn.
Bảo mật tổ chức của bạn trên mạng
Các mối đe dọa trên mạng như cuộc tấn công DDoS và phần mềm xấu có thể gây hại cho website hoặc dịch vụ trực tuyến của bạn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng, sự tin cậy của khách hàng và doanh thu.
Phát hiện, phòng vệ và bảo vệ tổ chức của bạn. Với các sản phẩm bảo vệ trước mối đe dọa tích hợp cùng các tài nguyên dành cho chuyên gia, bạn có thể cải thiện việc bảo vệ doanh nghiệp, hoạt động trực tuyến và dữ liệu nhạy cảm. Tìm hiểu thêm.
Luôn cảnh giác trước các mối đe dọa
Cuộc tấn công DDoS là loại hình tấn công khá phổ biến và gây thất thoát từ hàng nghìn tới hàng triệu đô la mỗi năm cho các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi. Khi có kế hoạch phù hợp, tài nguyên vững chắc và phần mềm đáng tin cậy, bạn có thể giúp giảm thiểu rủi ro bị tấn công.
Ngăn chặn các vi phạm bảo mật
Luôn đón đầu sự việc. Bảo vệ trước các mối đe dọa trên nhiều thiết bị, danh tính, ứng dụng, email, dữ liệu và khối lượng công việc trên đám mây – và tìm hiểu cách thu hẹp các khoảng trống. Bảo vệ nền tảng của bạn, sở hữu các công cụ bảo mật hàng đầu và hỗ trợ ứng phó nhanh.
Lĩnh hội Zero Trust
Thích nghi với sự phức tạp của môi trường hiện đại. Tiếp nhận các giải pháp Zero Trust để cung cấp thông tin cho chiến lược của bạn và có được thông tin chuyên sâu quan trọng.
Phát triển chiến lược
Bảo vệ tổ chức của bạn. Tạo chiến lược phòng vệ trước DDoS nhằm phát hiện và ngăn các mối đe dọa độc hại gây hại cho hoạt động trực tuyến của bạn.
Khám phá các tài nguyên có giá trị
Azure DDoS Protection
Bảo vệ ứng dụng của bạn khỏi các cuộc tấn công nhắm mục tiêu qua mạng.
Phát triển Zero Trust
Tìm hiểu xem các cuộc tấn công và triển khai trong thế giới thực đang định hình tương lai các chiến lược Zero Trust như thế nào.
Microsoft Security
Khám phá giải pháp bảo mật toàn diện, hoạt động dựa trên AI dành cho tổ chức của bạn.
Microsoft Defender XDR
Làm gián đoạn các cuộc tấn công đa miền bằng khả năng quan sát mở rộng và AI vượt trội từ giải pháp XDR hợp nhất.
Trung tâm Ứng phó Bảo mật của Microsoft
Tương tác cùng Trung tâm Ứng phó Bảo mật của Microsoft, một phần trong cộng đồng chuyên gia an ninh mạng.
Microsoft Defender cho Đám mây
Defender cho Đám mây là một công cụ để quản lý vị thế bảo mật và bảo vệ trước mối đe dọa.
Microsoft Defender cho Điểm cuối
Bảo mật điểm cuối trên nhiều hệ điều hành, IoT và thiết bị mạng.
Báo cáo Phòng vệ số Microsoft
Tìm hiểu các thông tin chuyên sâu đa dạng và kịp thời về các mối đe dọa trên mạng nhằm tạo nên chiến lược phòng vệ thành công.
Hoạt động của mối đe dọa trên toàn cầu
Tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động của phần mềm xấu trên toàn thế giới, cũng như ở các ngành khác nhau.
Câu hỏi thường gặp
-
Khi nói tới cuộc tấn công DDoS, tổ chức thuộc quy mô bất kỳ – từ nhỏ tới lớn – đều dễ gặp phải cuộc tấn công qua mạng. Thậm chí, AWS đã từng phải ngăn chặn một cuộc tấn công lớn vào năm 2020.
Các doanh nghiệp có lỗ hổng về bảo mật là những đối tượng đặc biệt dễ gặp phải rủi ro. Hãy nhớ cập nhật các tài nguyên bảo mật, phần mềm và công cụ để đón đầu mọi mối đe dọa tiềm ẩn. Mọi doanh nghiệp đều cần bảo vệ website của mình trước các cuộc tấn công DDoS.
-
Một ví dụ về cuộc tấn công DDoS là cuộc tấn công băng thông, một trong những thể loại lớn nhất của cuộc tấn công DDoS. Với loại cuộc tấn công này, tội phạm mạng sẽ làm tràn một website bằng lưu lượng truy cập bất hợp pháp. Kết quả là website có thể bị chậm lại hoặc ngừng hoạt động, khiến người dùng thực không thể truy nhập vào site.
Ngoài việc gây chậm hay nói cách khác là gây gián đoạn dịch vụ, cuộc tấn công DDoS có thể ảnh hưởng tiêu cực tới bảo mật trực tuyến, sự tin cậy của thương hiệu và doanh thu.
-
Không, thường thì chỉ mình tường lửa không thể ngăn chặn được cuộc tấn công DDoS. Tường lửa chỉ đóng vai trò là hàng rào bảo vệ trước một số phần mềm xấu và vi-rút, chứ không phải toàn bộ các mối đe dọa. Tường lửa hữu ích trong việc bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa trên mạng, nhưng chỉ bảo vệ được có vậy thôi. Bởi vậy, việc bạn kết hợp các cả công cụ phát hiện, phòng tránh và bảo vệ trước mối đe dọa khác là rất quan trọng.
-
An ninh mạng đề cập đến con người, phần mềm, công cụ và quy trình liên quan tới việc bảo vệ mạng, máy tính và các hoạt động khác trên không gian mạng. Lĩnh vực mở rộng này có mục tiêu là bảo vệ người dùng khỏi hoạt động truy nhập độc hại, bất hợp pháp hoặc trái phép, đồng thời ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS, phần mềm xấu và vi-rút.
-
Một cuộc tấn công DDoS có thể tồn tại từ vài giờ tới vài ngày. Một cuộc tấn công có thể tồn tại trong bốn giờ, trong khi một cuộc khác có thể tồn tại trong một tuần (hoặc lâu hơn). Các cuộc tấn công DDoS cũng có thể xảy ra một lần hoặc lặp lại trong một khoảng thời gian và bao gồm nhiều loại hình tấn công qua mạng.
-
Cuộc tấn công Tầng 7 của ứng dụng là một ví dụ về cuộc tấn công tầng của tài nguyên (ứng dụng). Loại hình tấn công mạng này nhắm mục tiêu vào tầng trên cùng trong mô hình OSI (Liên kết nối hệ thống mở), tấn công các gói ứng dụng web đích nhằm gây gián đoạn hoạt động truyền dữ liệu giữa các máy chủ.
Theo dõi Microsoft Security