Ngăn mất dữ liệu (DLP) là gì?
Khám phá cách xác định và giúp ngăn chặn việc chia sẻ, truyền hoặc sử dụng dữ liệu nhạy cảm tại chỗ một cách rủi ro hoặc không phù hợp, cũng như trên các ứng dụng và dịch vụ.
Định nghĩa về Ngăn mất dữ liệu
Ngăn mất dữ liệu là giải pháp bảo mật giúp xác định và ngăn chặn việc chia sẻ, truyền hoặc sử dụng dữ liệu nhạy cảm không an toàn hoặc không phù hợp. Giải pháp này có thể giúp tổ chức của bạn giám sát và bảo vệ thông tin nhạy cảm trên các hệ thống tại chỗ, vị trí trên nền điện toán đám mây và thiết bị điểm cuối. Điều này cũng giúp bạn tuân thủ các quy định, chẳng hạn như Đạo luật về Trách nhiệm Giải trình và Cung cấp Thông tin Bảo hiểm Y tế (HIPAA) và Quy định Chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR).
Đối với vấn đề dữ liệu bảo mật, việc thực hiện theo các biện pháp tối ưu về bảo vệ và quản trị thông tin là điều quan trọng. Bảo vệ thông tin đưa ra các biện pháp kiểm soát (ví dụ: mã hóa) cho dữ liệu nhạy cảm, còn quản trị thông tin xác định vòng đời thông tin (khoảng thời gian một tổ chức lưu giữ dữ liệu). Các giải pháp bảo vệ và quản trị thông tin kết hợp với nhau để giúp tổ chức của bạn nắm rõ, bảo vệ và quản trị dữ liệu của mình.
Hiểu về dữ liệu của bạn. Hiểu rõ bối cảnh dữ liệu của bạn; xác định và phân loại dữ liệu quan trọng trong môi trường kết hợp của bạn.
Bảo vệ dữ liệu của bạn. Áp dụng các hành động bảo vệ như mã hóa, hạn chế quyền truy nhập và đánh dấu trực quan.
Ngăn mất dữ liệu. Giúp mọi người trong tổ chức của bạn tránh được việc vô tình chia sẻ quá nhiều thông tin nhạy cảm.
Quản trị dữ liệu của bạn. Lưu giữ, xóa và lưu trữ dữ liệu, bản ghi theo cách tuân thủ.
DLP hoạt động như thế nào?
Ngăn mất dữ liệu là sự kết hợp giữa con người, quy trình và công nghệ giúp phát hiện và ngăn chặn lỗi rò rỉ dữ liệu nhạy cảm. Giải pháp DLP sử dụng các biện pháp như phần mềm chống vi-rút, AI và máy học để phát hiện các hoạt động đáng ngờ bằng cách so sánh nội dung với chính sách DLP của tổ chức bạn. Chính sách này xác định cách tổ chức của bạn đánh nhãn, chia sẻ và bảo vệ dữ liệu mà không để lộ dữ liệu cho người dùng trái phép.
Các loại mối đe dọa đối với dữ liệu
Mối đe dọa dữ liệu là các hành động có thể gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn, tính bảo mật hoặc tính khả dụng của dữ liệu trong tổ chức của bạn, còn rò rỉ dữ liệu thì khiến dữ liệu nhạy cảm của bạn bị lộ ở các môi trường không đáng tin cậy.
-
Tấn công qua mạng
Tấn công qua mạng là nỗ lực ác ý, có chủ đích để truy nhập trái phép vào hệ thống máy tính (doanh nghiệp và cá nhân) và lấy cắp, sửa đổi hoặc phá hủy dữ liệu. Ví dụ về các cuộc tấn công qua mạng gồm tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), phần mềm gián điệp và mã độc tống tiền. Bảo mật đám mây, quản lý quyền truy nhập và danh tính cũng như quản lý rủi ro là một vài cách để bảo vệ mạng của bạn. -
Phần mềm xấu
Phần mềm xấu hoặc phần mềm gây hại – bao gồm sâu, vi-rút và phần mềm gián điệp – thường được ngụy trang dưới dạng chương trình hoặc tệp đính kèm email đáng tin cậy (ví dụ: thư mục tệp hoặc tài liệu được mã hóa). Sau khi được mở, phần mềm xấu tạo điều kiện để người dùng trái phép xâm nhập vào môi trường của bạn, rồi làm gián đoạn toàn bộ mạng CNTT của bạn.
-
Rủi ro từ nội bộ
Người dùng nội bộ là những người có thông tin về dữ liệu, hệ thống máy tính và các biện pháp bảo mật của bạn, chẳng hạn như nhân viên, nhà cung cấp, nhà thầu và đối tác. Việc lạm dụng quyền truy nhập được ủy quyền để gây tác động tiêu cực đến tổ chức là một ví dụ về rủi ro từ nội bộ.
-
Tiết lộ ngoài ý muốn
Tiết lộ ngoài ý muốn xảy ra khi nhân viên vô tình cấp quyền truy nhập cho người dùng trái phép hoặc vi-rút. Các công cụ quản lý quyền truy nhập và danh tính giúp các tổ chức kiểm soát nội dung người dùng có thể và không thể truy nhập, đồng thời giúp giữ an toàn cho các tài nguyên quan trọng trong của tổ chức bạn như ứng dụng, tệp và dữ liệu.
-
Lừa đảo qua mạng
Lừa đảo qua mạng là hành vi gửi email lừa đảo trên danh nghĩa của các công ty uy tín hoặc các nguồn đáng tin cậy khác. Mục đích của cuộc tấn công lừa đảo qua mạng là nhằm lấy cắp hoặc phá hủy dữ liệu nhạy cảm bằng cách lừa mọi người tiết lộ thông tin cá nhân như mật khẩu và số thẻ tín dụng. Các cuộc tấn công này có thể nhắm đến một người duy nhất, một nhóm, một phòng ban hoặc toàn bộ công ty.
-
Mã độc tống tiền
Mã độc tống tiền là một loại phần mềm xấu có thể đe dọa phá hủy hoặc chặn quyền truy nhập vào dữ liệu hoặc hệ thống quan trọng cho đến khi khoản tiền chuộc được thanh toán. Khó có thể ngăn chặn và đảo ngược mã độc tống tiền do con người điều khiển nhắm đến các tổ chức vì những kẻ tấn công thường sử dụng trí tuệ tập thể để có được quyền truy nhập vào mạng của tổ chức.
Tại sao DLP lại quan trọng?
Giải pháp DLP rất cần thiết đối với chiến lược giảm rủi ro của bạn, đặc biệt là đối với vấn đề bảo mật các điểm cuối như thiết bị di động, máy tính và máy chủ.
Bảo mật thông tin (InfoSec) đề cập đến các quy trình bảo mật giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm của bạn, tránh việc lạm dụng, truy nhập trái phép, gián đoạn hoặc phá hủy thông tin. Bảo mật thông tin bao gồm cả bảo mật vật lý và kỹ thuật số. Các thành phần chính của InfoSec gồm:
Bảo mật hạ tầng và đám mây. Hoạt động bảo mật cho hệ thống phần cứng và phần mềm của bạn sẽ giúp ngăn chặn truy nhập trái phép và rò rỉ dữ liệu từ môi trường đám mây công cộng, đám mây riêng tư, đám mây kết hợp và môi trường đa đám mây.
Mã hóa. Bảo mật thông tin liên lạc dựa trên thuật toán giúp đảm bảo rằng chỉ những người nhận thư dự kiến mới có thể giải mã và xem thư.
Ứng phó sự cố. Cách tổ chức của bạn ứng phó, khắc phục và quản lý hậu quả của một cuộc tấn công qua mạng, hành vi vi phạm dữ liệu hoặc một sự kiện gây gián đoạn khác.
Phục hồi sau sự cố. Kế hoạch để thiết lập lại hệ thống công nghệ của bạn sau thảm họa thiên nhiên, cuộc tấn công qua mạng hoặc các sự kiện gây gián đoạn khác.
Lợi ích của giải pháp DLP
Lợi ích của DLP bắt đầu từ khả năng phân loại và giám sát dữ liệu của bạn, bao gồm việc cải thiện khả năng bao quát và kiểm soát tổng thể của bạn.
-
Phân loại và giám sát dữ liệu nhạy cảm
Khi bạn nắm được loại dữ liệu mình sở hữu và cách sử dụng dữ liệu trong tài sản kỹ thuật số thì tổ chức của bạn sẽ dễ dàng hơn khi xác định hành vi truy nhập trái phép vào dữ liệu và bảo vệ dữ liệu đó khỏi bị lạm dụng. Phân loại nghĩa là áp dụng các quy tắc để xác định dữ liệu nhạy cảm và duy trì chiến lược bảo mật dữ liệu tuân thủ.
-
Phát hiện và chặn hoạt động khả nghi
Tùy chỉnh giải pháp DLP của bạn để quét toàn bộ dữ liệu đi qua mạng của bạn, đồng thời chặn dữ liệu rời khỏi mạng qua email, được sao chép sang ổ đĩa USB, hay các phương tiện khác.
-
Tự động phân loại dữ liệu
Hoạt động phân loại tự động sẽ thu thập thông tin, chẳng hạn như thời điểm tạo tài liệu, nơi lưu trữ tài liệu và cách chia sẻ tài liệu, để cải thiện chất lượng phân loại dữ liệu trong tổ chức của bạn. Giải pháp DLP sử dụng thông tin này để thực thi chính sách DLP, giúp ngăn chặn việc chia sẻ dữ liệu nhạy cảm với người dùng trái phép.
-
Duy trì việc tuân thủ theo quy định
Mọi tổ chức đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn, luật và quy định bảo vệ dữ liệu như HIPAA, Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) và Đạo luật Quản lý Bảo mật Thông tin Liên bang (FISMA). Giải pháp DLP cung cấp cho bạn các chức năng báo cáo cần thiết để hoàn thành việc kiểm tra tuân thủ. Giải pháp này cũng có thể tích hợp chương trình lưu giữ dữ liệu và chương trình đào tạo cho nhân viên của bạn.
-
Giám sát việc truy nhập và sử dụng dữ liệu
Để ngăn chặn các mối đe dọa, bạn cần giám sát xem ai có quyền truy nhập vào nội dung gì và họ đang làm gì với quyền truy nhập đó. Ngăn chặn vi phạm và gian lận của người dùng nội bộ bằng cách quản lý danh tính kỹ thuật số của nhân viên, nhà cung cấp, nhà thầu và đối tác trên mạng, ứng dụng cũng như thiết bị của bạn. Kiểm soát quyền truy nhập dựa trên vai trò là một ví dụ về việc chỉ cung cấp quyền truy nhập cho những người cần quyền truy nhập để thực hiện công việc của họ.
-
Cải thiện khả năng bao quát và kiểm soát
Giải pháp DLP cung cấp cho bạn khả năng bao quát dữ liệu nhạy cảm trong tổ chức của mình và giúp bạn thấy được người có thể gửi dữ liệu đó cho người dùng trái phép. Sau khi xác định phạm vi của các sự cố tiềm ẩn và thực tế, bạn có thể thực hiện thêm các tùy chỉnh để phân tích dữ liệu và nội dung nhằm tăng cường các biện pháp an ninh mạng và nỗ lực DLP.
Tiếp nhận và triển khai DLP
Khi tiếp nhận giải pháp ngăn mất dữ liệu, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm nhà cung cấp có giải pháp phù hợp với nhu cầu của bạn.
Để triển khai giải pháp DLP trong khi giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tránh những sai lầm tốn kém, tổ chức của bạn có thể:
Lập tài liệu về quy trình triển khai. Đảm bảo tổ chức của bạn có các quy trình để thực hiện theo, tài liệu tham khảo cho các thành viên nhóm mới và bản ghi cho các lần kiểm tra tuân thủ.
Xác định các yêu cầu bảo mật. Giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức cũng như thông tin cá nhân của nhân viên và khách hàng.
Thiết lập vai trò và trách nhiệm. Làm rõ ai chịu trách nhiệm giải trình, ai cần được tư vấn và ai cần được thông báo về các hoạt động liên quan đến giải pháp DLP của bạn. Ví dụ: Nhóm CNTT của bạn phải tham gia vào hoạt động triển khai để nắm rõ các thay đổi đang được thực hiện và có thể giải quyết sự cố. Cần phải phân chia trách nhiệm sao cho người tạo chính sách sẽ không thực thi chính sách và ngược lại. Hoạt động kiểm tra và cân bằng này giúp ngăn chặn việc lạm dụng chính sách và dữ liệu nhạy cảm.
Các biện pháp tối ưu trong DLP
Thực hiện theo các biện pháp tối ưu sau đây để góp phần đảm bảo ngăn mất dữ liệu thành công:
- Xác định và phân loại dữ liệu nhạy cảm. Để bảo vệ dữ liệu, bạn cần biết mình có loại dữ liệu gì. Sử dụng chính sách DLP của bạn để xác định dữ liệu nhạy cảm và đánh nhãn cho phù hợp.
- Sử dụng mã hóa dữ liệu. Mã hóa dữ liệu đang lưu trữ hoặc đang truyền để người dùng trái phép không thể xem nội dung tệp, ngay cả khi họ có quyền truy nhập vào vị trí của tệp.
- Bảo mật hệ thống của bạn. Độ an toàn của mạng được đo bằng điểm tiếp cận yếu nhất trong mạng. Giới hạn quyền truy nhập ở những nhân viên cần quyền truy nhập để thực hiện công việc của họ.
- Triển khai DLP theo giai đoạn. Nắm được các ưu tiên công việc của bạn và thiết lập một bài kiểm tra thử nghiệm. Giúp tổ chức của bạn thông thạo về giải pháp và tất cả những gì giải pháp cung cấp.
- Triển khai chiến lược quản lý bản vá. Kiểm tra tất cả các bản vá cho hạ tầng của bạn để đảm bảo không có lỗ hổng bảo mật được đưa vào tổ chức của bạn.
- Phân bổ vai trò. Thiết lập vai trò và trách nhiệm để làm rõ người chịu trách nhiệm giải trình về bảo mật dữ liệu.
- Tự động hóa. Các quy trình DLP thủ công bị giới hạn về phạm vi và không thể mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của tổ chức bạn.
- Sử dụng tính năng phát hiện bất thường. Có thể sử dụng máy học và phân tích hành vi để xác định hành vi bất thường có nguy cơ dẫn đến rò rỉ dữ liệu.
- Chỉ dẫn cho các bên liên quan. Chính sách DLP không đủ để ngăn chặn các sự cố có chủ đích hoặc vô tình; các bên liên quan và người dùng phải hiểu được vai trò của họ trong việc bảo vệ dữ liệu cho tổ chức của bạn.
- Thiết lập số liệu. Việc theo dõi số liệu (chẳng hạn như số sự cố và thời gian ứng phó) sẽ giúp bạn xác định hiệu quả của chiến lược DLP.
Giải pháp DLP
Điều quan trọng là khi nào các mối đe dọa đối với dữ liệu sẽ xảy ra, chứ không phải liệu các mối đe dọa này có xảy ra hay không. Để chọn giải pháp DLP cho tổ chức, bạn cần nghiên cứu và lên kế hoạch, nhưng bạn cũng nên dành thời gian và tiền bạc để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, thông tin cá nhân và uy tín thương hiệu của mình.
Việc nắm rõ các tùy chọn này và cách chúng phối hợp với giải pháp DLP có thể giúp bạn nhanh chóng bắt đầu hành trình bảo mật dữ liệu hiệu quả hơn.
Phân tích hành vi của người dùng. Hiểu rõ dữ liệu bạn thu thập về hệ thống của mình và các đối tượng sử dụng dữ liệu. Gắn cờ hành vi đáng ngờ trước khi hành vi đó dẫn đến rò rỉ dữ liệu hoặc vi phạm bảo mật.
Giáo dục và nhận thức về bảo mật. Hướng dẫn nhân viên, giám đốc điều hành và các thành viên trong nhóm CNTT cách nhận biết và báo cáo sự cố bảo mật, cùng những việc cần làm nếu thiết bị thất lạc hoặc bị đánh cắp.
Mã hóa. Duy trì tính bảo mật và tính toàn vẹn của dữ liệu bằng cách đảm bảo rằng chỉ người dùng được ủy quyền mới có thể truy nhập dữ liệu khi dữ liệu đang được lưu trữ hoặc đang truyền.
Phân loại dữ liệu. Xác định dữ liệu nào nhạy cảm và quan trọng đối với doanh nghiệp, rồi quản lý và bảo vệ dữ liệu đó trong môi trường của bạn – tại nơi lưu trữ hoặc nơi thông tin truyền đến.
Phần mềm Trình cung cấp bảo mật truy nhập đám mây (CASB). Thực thi chính sách bảo mật của bạn giữa người dùng doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để giảm thiểu rủi ro và duy trì tuân thủ quy định.
Phần mềm Quản lý rủi ro nội bộ. Xác định nhân viên nào có thể vô tình làm rò rỉ dữ liệu và phát hiện những người dùng nội bộ ác ý đang cố tình đánh cắp thông tin nhạy cảm.
Nhận các giải pháp quản trị, bảo vệ và tuân thủ cho dữ liệu của tổ chức bạn với Microsoft Purview. Truy nhập website Purview để tìm hiểu cách cải thiện khả năng quan sát, quản lý dữ liệu của bạn một cách an toàn và vượt trên yêu cầu tuân thủ trong khi vẫn bảo vệ dữ liệu của bạn trên các nền tảng, ứng dụng và đám mây.
Tìm hiểu thêm về Microsoft Security
Bảo vệ thông tin
Giúp bảo vệ và quản trị dữ liệu của bạn bằng các giải pháp tích hợp sẵn, thông minh, hợp nhất và có thể mở rộng.
Giải pháp Ngăn mất dữ liệu của Microsoft Purview
Xác định hành vi chia sẻ, truyền hoặc sử dụng dữ liệu nhạy cảm không phù hợp trên điểm cuối, ứng dụng và dịch vụ.
Bảo vệ thông tin của Microsoft Purview
Hiểu, quản lý và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm và quan trọng với doanh nghiệp của bạn.
Giải pháp Quản lý vòng đời dữ liệu của Microsoft Purview
Sử dụng tính năng quản trị thông tin để phân loại, lưu giữ, đánh giá, loại bỏ và quản lý nội dung.
Bảo vệ dữ liệu của bạn từ đầu đến cuối
Khám phá sự thay đổi của các yêu cầu bảo vệ dữ liệu và tìm hiểu ba bước giúp hiện đại hóa cách bảo vệ dữ liệu của bạn.
Bảo vệ thông tin
Câu hỏi thường gặp
-
Giải pháp ngăn mất dữ liệu gồm những loại sau:
- DLP mạng – Ngăn mất dữ liệu nhạy cảm từ mạng máy tính của bạn, bao gồm email, ứng dụng web và các giao thức như FTP và HTTP.
- DLP đám mây – Phân loại và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong môi trường điện toán đám mây, bao gồm môi trường công cộng, riêng tư, kết hợp và đa đám mây.
- DLP quản lý điểm cuối – Giám sát máy chủ, máy tính và máy tính xách tay, kho lưu trữ đám mây, điện thoại di động và thiết bị nơi dữ liệu được truy nhập và lưu trữ.
-
Ví dụ về DLP gồm:
Phần mềm. Kiểm soát đối tượng truy nhập và chia sẻ dữ liệu trong tổ chức của bạn. Thiết lập các biện pháp kiểm soát chính sách để phát hiện và ngăn chặn việc truyền, chia sẻ hoặc rò rỉ dữ liệu trái phép.
Mã hóa. Văn bản thuần được chuyển đổi thành văn bản mật mã, không đọc được (nói theo cách đơn giản hơn là dữ liệu được chuyển đổi thành mã) để ngăn chặn hành vi truy nhập trái phép.
Cảnh báo. Người quản trị mạng sẽ được thông báo khi người dùng có hành động vi phạm chính sách DLP của bạn.
Báo cáo. Báo cáo DLP tùy chỉnh có thể chứa một số kết quả khớp chính sách, sự cố và cả trường hợp lỗi giả. Báo cáo giúp bạn xác định độ chính xác của các chính sách DLP và tinh chỉnh chúng khi cần.
-
Chính sách DLP xác định cách các tổ chức của bạn chia sẻ và bảo vệ dữ liệu mà không để lộ dữ liệu cho người dùng trái phép. Việc này giúp bạn tuân thủ các quy định của chính phủ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cải thiện khả năng quan sát dữ liệu của bạn.
-
Bắt đầu với các tác vụ quan trọng này để triển khai kế hoạch ngăn mất dữ liệu.
- Phân loại dữ liệu để bạn có thể giám sát cách sử dụng dữ liệu.
- Xác định các vai trò và trách nhiệm trong tổ chức của bạn để chỉ những nhân viên cần dữ liệu cụ thể mới được phép truy nhập vào đó.
- Thiết lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên để giúp họ biết những hành động nào có thể dẫn đến nguy cơ mất dữ liệu.
-
Vấn đề vi phạm dữ liệu có thể khiến tổ chức của bạn mất hàng triệu đô la, làm tổn hại uy tín của tổ chức cũng như ảnh hưởng đến luồng doanh thu của tổ chức trong nhiều năm. Giải pháp ngăn mất dữ liệu giúp tổ chức của bạn:
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thông tin định danh cá nhân.
- Hiểu rõ cách mọi người tương tác với dữ liệu.
- Tuân thủ luật về quyền riêng tư kỹ thuật số.
Theo dõi Microsoft 365